Hoà giải tranh chấp đất đai là một thủ tục tiền tố tụng trong các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất trên thực tế. Theo quy định của pháp luật về đất đai thì trước khi vụ việc được khởi kiện lên Tòa án giải quyết thì các bên phải tiến hành hòa giải tại địa phương. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:
- Bước 1: Người yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải gửi đơn đến UBND cấp xã.
- Bước 2: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Lưu ý: Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
- Bước 3: Sau khi hòa giải, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Lưu ý: Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến đất đai, hãy gọi đến hotline 0888 678 929 – 0943 151 979 của Công ty PGL Nam Luật, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và tận tình cho bạn!
=> Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở