Vợ chồng tôi có một mảnh đất đang thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Chồng tôi mất (sau khi thế chấp). Tôi muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, ra văn phòng công chứng hỏi thì họ hướng dẫn phải giải chấp sổ đỏ thì mới công chứng khai nhận thừa kế được. Tuy nhiên phía ngân hàng yêu cầu phải có văn bản khai nhận thừa kế hoặc là văn bản ủy quyền của những người hưởng thừa kế về việc trả nợ ngân hàng và nhận sổ đỏ khi ngân hàng trả.
Vợ chồng tôi chưa có con, bố mẹ chồng tôi đã làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Tôi phải làm như thế nào để sang tên sổ đỏ được?
Trả lời:
Đối với trường hợp của chị, cần phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế của chồng chị tại tổ chức hành nghề công chứng xong thì mới chuyển quyền sử dụng toàn bộ thửa đất đó sang cho bà được. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo quy định của Luật công chứng (Điều 58).
Tuy nhiên, để khai nhận di sản thừa kế của chồng chị thì phải xuất trình được bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng (Điều 40, 41 Luật công chứng). Do đó, trong trường hợp này, chị cần trả xong khoản vay tại ngân hàng, làm xong thủ tục xóa đăng ký thế chấp thì mới có thể đem bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng.
Hi vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn rõ hơn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi di sản đang bị thế chấp ngân hàng. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về trường hợp của bạn, hãy gọi đến hotline 0888 678 929 – 0943 151 979 của Nam Luật, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và tận tình cho bạn!
"Tôi và chồng kết hôn được 05 năm, nhưng không còn hạnh phúc, nên tôi muốn ly hôn. 02 năm trước, ba tôi có kêu tôi đến nhà (chỉ một mình tôi) và cho riêng tôi 1 tỷ để mua một chiếc xe ô tô, để thuận tiện cho việc đưa rước cháu ngoại. Nhưng lúc đó tôi không nói cho chồng biết, chỉ nói là tiền của tôi mua. Vậy khi ly hôn, xe ô tô của tôi có bị đem ra chia tài sản không?"
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật sư của Công ty PGL Nam Luật.
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ một số trường hợp nhất định); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp “ba tôi có kêu tôi đến nhà (chỉ một mình tôi) và cho riêng tôi 1 tỷ”.
Do đó: Nếu bạn có căn cứ để chứng minh số tiền mà bạn dùng mua ô tô là được ba của bạn cho riêng một mình bạn (không có liên quan gì đến chồng bạn) trong thời kỳ hôn nhân thì chiếc xe ô tô này sẽ được xác định là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân.
Đồng nghĩa, nó không được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân. Nên trường hợp vợ chồng bạn phát sinh mâu thuẫn và phải đưa nhau ra tòa ty hôn thì chiếc xe này sẽ không được tính là tài sản chung để chia cho chồng bạn khi ly hôn.
Vậy việc chứng mình có tài sản đó như thế nào? Hãy liên hệ dịch vụ Luật sư của Công ty PGL Nam Luật để được tư vấn, hỗ trợ và giải quyết nhanh nhất mọi khó khăn của bạn.
Trân trọng!
Công an quận 7, TP.HCM, vừa bắt giữ Trần Huy (34 tuổi) để điều tra về cáo buộc giết người đàn ông ở hẻm 645 Trần Xuân Soạn.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, chiều 26/7, giữa Huy và ông V. (44 tuổi, cùng ở quận 7) xảy ra mâu thuẫn. Sau khi đâm ông V. nhiều nhát, nghi phạm đã phân xác nạn nhân. Nghe tiếng la hét, hàng xóm đến hiện trường thì phát hiện thi thể ông V. trong tình trạng đầu lìa khỏi cơ thể.
Với hành vi này, nghi phạm đối diện tội danh và tình tiết định khung nào theo quy định pháp luật?
Hành vi giết người, phân xác của Huy thể hiện sự dã man, lạnh lùng, gây hoang mang trong xã hội và làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự của địa phương. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc, đủ sức nặng đối với người gây ra vụ việc.
Theo kết quả xét nghiệm, Huy gây án trong trạng thái không bị ảnh hưởng bởi chất kích thích. Nghi phạm có đầy đủ nhận thức và có trách nhiệm phải biết được hậu quả của hành vi mà mình gây ra. Do đó, dù nghi phạm chủ định giết người hay không, hành vi này vẫn cấu thành tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, với tình tiết đâm nhiều nhát rồi phân xác nạn nhân, Huy còn có thể bị áp dụng tình tiết định khung "thực hiện tội phạm một cách man rợ" theo điểm i, khoản 1 Điều 123 Bộ luật này. Mức án áp dụng đối với tội danh và tình tiết này là 12-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, cần nói thêm rằng kể cả khi Huy mất khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất kích thích, nghi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình. Điều này được quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 về trường hợp người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
Trong vụ việc này, Huy chỉ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự (mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi) theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Gia đình tôi có 3 anh chị em. Năm 2016, bố tôi có viết giấy ủy quyền sử dụng đất cho tôi-con trai út, cuối tờ giấy có ghi “nếu sau này các con tôi có gây khó dễ cho đứa con trai út thì nhờ chính quyền can thiệp”. Giấy này có chữ ký của cha tôi (người viết giấy), chữ ký người bán đất cho cha tôi (vì đất chưa có sổ đỏ), mẹ tôi và 02 người anh em còn lại. Năm 2018 thì bố tôi mất. Vậy tôi muốn hỏi là giấy ủy quyền đó có giá trị hay không và có thể được xem là di chúc không?
Luật sư tư vấn:
Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Về thời hạn ủy quyền có thể do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;
2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này.
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Như vậy, khi bố của bạn chết thì hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó phải chấm dứt. Đồng nghĩa với việc bạn không còn nghĩa vụ để tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền nêu trên.
Thứ hai, theo quan điểm của chúng tôi thì việc xem giấy ủy quyền mà bố bạn để lại là di chúc thì không khả thi và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vì bản chất của ủy quyền sẽ phải chấm dứt khi người ủy quyền chết, khi đó giấy ủy quyền sẽ không còn giá trị để thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đang thắc mắc. Để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc Fanpage để được tư vấn chi tiết.
HỎI:
Vợ chồng em có đặt cọc mua thửa đất của bà B với diện tích 100m2 ghi trong sổ đỏ. Tuy nhiên sau đó vợ chồng em phát hiện diện tích thực tế chỉ có 87m2, không giống với phần diện tích đất trong sổ. Em có hỏi bà B thì bà B có nói là do 2 nhà bên cạnh lấn ranh nhiều năm nay. Nay vợ chồng em muốn hủy bỏ hợp đồng đặt cọc mua bán đất vì diện tích thực tế không đúng thì có được hay không?
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
Đối với câu hỏi của bạn đặt ra, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp của bạn, hai bên đã tiến hành đặt cọc để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên. Tuy nhiên sau khi đặt cọc thì bạn phát hiện sự việc này và bên bán cũng đã thừa nhận. Như vậy, do lỗi bên bán không trung thực trong việc mua bán và cũng che dấu thông tin, không nói cho bên bạn biết về việc ranh đất bị tranh chấp dẫn đến diện tích đất thực tế không đúng với diện tích được ghi trong sổ.
Do đó, nếu bạn không muốn mua mảnh đất này nữa thì bạn có quyền yêu cầu hủy cọc, hoàn trả lại tiền vì việc giao dịch có sự gian dối, che đậy thông tin khiến cho việc mua bán không đạt được mục đích của mình. Khi đó, bên bán phải trả lại cọc cho bên mua do có lỗi trong việc che dấu thông tin về thửa đất.
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi-Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật để được tư vấn các vấn đề pháp lý mà bạn đang quan tâm. Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà đất, chúng tôi sẽ mang lại giải pháp hữu ích cho bạn.
HỎI: Ông nội tôi mất năm 1992. Bà nội tôi mất năm 1998. Năm 1991 nhà nước kiện toàn đất đai, bố tôi được ông bà nội tôi sang tên cho thửa đất và được nhà nước cấp sổ đỏ cho bố tôi đứng tên năm 1996. Nhưng hiện nay anh con nhà bác tôi xuất trình giấy tặng cho một phần đất trong diện tích đất mà bố tôi đã được cấp sổ đỏ. Giấy này được lập năm 1996 do bà tôi ký. Nhưng nội dung giấy lại ghi là tôi là T (tên ông nội) cho cháu tôi diện tích đất này và ký tên T. Vậy xin hỏi luật sư bà tôi tên là N mà trong giấy lại ký tên là T thì có đúng pháp luật không? Và giấy này có hiệu lực pháp luật không? Tôi muốn tham khảo chi tiết về vấn đề này thì nên tìm hiểu ở những luật nào. Nếu tòa xử thì sẽ căn cứ luật năm 1996 hay luật mới nhất bây giờ.
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
Giả sử, năm 19991 ông bà nội chuyển quyền sử dụng đất cho bố bạn là hợp pháp và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố bạn năm 1996 đúng theo quy định của pháp luật, theo đó, bố bạn được xác định là chủ sở hữu hợp pháp đối với phần diện tích trên.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, con của bác bạn có đưa ra giấy tờ tặng cho một phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ cho bố bạn do bà nội ký tên ông trên giấy tờ này. Trường hợp nếu có căn cứ chứng minh giấy tờ tặng cho trên không phải xuất phát từ ý chí ông nội bạn, do bà nội bạn giả mạo ký tên thì hợp đồng tặng cho này sẽ bị vô hiệu theo Điều 136 Bộ luật dân sự 1995 cụ thể giao dịch dân sự vô hiệu nếu vi phạm vào một trong các điều kiện sau:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu giao dịch vi phạm một trong các điều kiện trên thì sẽ bị vô hiệu, trường hợp ông bạn mất năm 1992 mà hợp đồng tặng cho được lập năm 1996 do bà ký tên của ông bị vô hiệu vì chủ thể không đủ điều kiện để tham gia giao dịch. Như vậy, giấy tờ tặng cho một phần đất mà người anh cung cấp sẽ không có giá trị pháp lý.
HỎI: Hiện tại tôi có đứng tên 1 căn nhà (trước khi kết hôn) tại Việt Nam, và đang có nhu cầu bán căn nhà này. Do hiện tại tôi đã kết hôn, vậy trường hợp muốn bán, tôi có cần sự đồng thuận từ phía chồng tôi hay không?
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
…
Theo đó, tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân của mỗi bên vợ chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, vì vậy căn nhà này là tài sản riêng của bạn, bạn có toàn quyền định đoạt tài sản đó mà không cần sự đồng ý của chồng bạn.
Nếu bạn không thể về Việt Nam để thực hiện thủ tục nên bạn có thể ủy quyền cho người khác đang ở Việt Nam để bán căn nhà. Bạn cần đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đặt tại nước bạn đang cư trú để làm văn bản ủy quyền.