Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý. Vậy xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào? Nôi dung dưới đây sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.

Hiện nay, không ít trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý. Và xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào sẽ tùy theo mức độ vi phạm, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như sau:

1. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác. Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi chuyển mục đích sử dụng đất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Nếu xây nhà trên đất trồng lúa, người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

“Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

  1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
  3. b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  4. c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên”.

Nếu xây nhà trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

“Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

  1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
  3. b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
  4. c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên”.

* Nếu xây nhà trên các loại đất nông nghiệp khác, người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP

“Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

  1. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
  3. b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  4. c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên”.

Ngoài ra người có hành vi vi phạm các quy định trên còn bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như nêu tại mục 1, người xây nhà trên đất nông nghiệp còn bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:

“7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;”

Người có hành vi vi phạm còn bị buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Lưu ý:

+) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm hoặc ngày hành vi vi phạm bị phát hiện (đang xây dựng thì bị phát hiện). Nếu hết thời hiệu xử phạt, cơ quan có thẩm quyền không phạt tiền người vi phạm nhưng người vi phạm vẫn buộc phải khôi phục hiện trạng đất như ban đầu và tháo dỡ công trình vi phạm.

+) Đối với những căn nhà xây trên đất nông nghiệp nhưng đã tồn tại lâu dài, từ trước đến nay chưa bị cơ quan nào xử lý hoặc hiện nay đã có quy hoạch khu dân cư tại thửa đất đó thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét cho tồn tại và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Nếu bạn có vướng mắc về vấn đề xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0888 678 929 hoặc để lại thông tin liên hệ ở form bên dưới. Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các hồ sơ nhà đất khó, Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật sẽ đưa ra giải pháp pháp lý tốt nhất cho trường hợp của bạn.

=> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng

Liên hệ tư vấn

0901 878 296