Đất nông nghiệp là gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất đai được chia thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối...
Hướng giải quyết đền bù đất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:
- Đền bù bằng đất:
Việc đền bù được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi, loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương phù hợp.
- Đền bù bằng tiền:
Trường hợp không có đất để đền bù thì người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi.
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Cách tính giá đền bù khi bị thi hồi đất nông nghiệp
Giá đền bù đất
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không thể bồi thường lại bằng một diện tích đất nông nghiệp khác cho người dân thì sẽ thực hiện bồi thường bằng tiền.
Như vậy tiền đền bù đất sẽ được tính bằng: Diện tích đất bị thu hồi (m2) x giá đền bù (vnđ/m2).
Các khoản hỗ trợ sản xuất
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.