Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?

Trên thực tế, nhiều trường hợp có người đã phạm tội từ 30, 40 năm trước, đã ổn định cuộc sống mới nhưng bỗng một ngày lại bị công an đến bắt, hay có người vì quá lâu không bị ai bắt nên trở thành vô tội. Vấn đề đặt ra là lệnh truy nã có hiệu lực như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu “Truy nã” là gì và trong những trường hợp nào sẽ bị truy nã. Căn cứ theo quy định của pháp luật hình sự, thì truy nã là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tìm, bắt giữ những bị can, bị cáo, phạm nhân đang bỏ trốn hoặc không ai biết được tung tích của họ đang ở đâu.

Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, những đối tượng sẽ bị truy nã bao gồm:

- Thứ nhất, Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

- Thứ hai, Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

- Thứ ba, Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

- Thứ tư, Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

- Thứ năm, Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?

Để giải đáp cho câu hỏi có người đã phạm tội từ 30, 40 năm trước, đã ổn định cuộc sống mới nhưng bỗng một ngày lại bị công an đến bắt, hay có người vì quá lâu không bị ai bắt nên trở thành vô tội, chúng ta cần quan tâm đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, nếu một người phạm tội mà quá một thời hạn nhất định vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ sẽ không còn bị truy cứu nữa. Cụ thể:

“2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Mặt khác, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà thời hiệu truy cứu sẽ dài hơn, tại Điều 28 BLHS còn quy định thêm một số tội sẽ bị truy cứu đến khi người đó chết mà không tính thời hiệu. Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt quy định như sau:

“Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng đối với những tội phạm đã xảy ra hàng chục năm trước mà vẫn bị bắt có thể thuộc trường hợp tội của họ là những tội không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do họ đang có lệnh truy nã. Do đó, lệnh truy nã không có thời hạn hiệu lực, chỉ khi nào người phạm tội ra đầu thú, bị bắt hoặc chết thì lệnh truy nã mới hết hiệu lực mà thôi.

Hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và lệnh truy nã. Hãy liên hệ với chúng tôi-Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật qua số hotline hoặc fanpage để được tư vấn các vấn đề pháp lý mà bạn đang quan tâm.

???? Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật
???? 105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM
☎️ 0888 678 929 - 0943 151 979
 

Các bài viết khác

Liên hệ tư vấn

0901 878 296