Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, bị xử lý thế nào?

Khi tham gia giao thông, tai nạn giao thông là rủi ro mà người tham gia giao thông không mong muốn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp một số người sau khi gây tai nạn lại bỏ trốn thay vì dừng lại để cứu người bị nạn. Vậy, hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật Giao thông đường bộ hiện hành có nghiêm cấm hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông. Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm của người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn như sau:

  • Phải dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hành vi Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô là từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

Ngoài ra, ở mức độ gây hậu quả nghiêm trọng hơn, người gây ra tai nạn giao thông còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể, mức thấp nhất khung hình phạt của tội này là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông tùy vào mức độ gây thiệt hại mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, khi chẳng may gây tai nạn giao thông, chúng ta nên giữ nguyên hiện trường, dừng lại cứu giúp người bị tai nạn và báo với cơ quan có thẩm quyền gần nhất để được giải quyết kịp thời.

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi-Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật để được tư vấn và hỗ trợ.

====================
???? Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật
???? 105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM
☎️ 0888 678 929 - 0943 151 979

Các bài viết khác

Liên hệ tư vấn

0901 878 296