Vi phạm điều kiện kết hôn

Trong cuộc sống, không ít trường hợp các cặp đôi tiến đến với nhau và sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Điều này ban đầu tránh cho họ thủ tục pháp lý, nhưng khi cuộc sống hôn nhân nảy sinh bất hòa, việc yêu cầu pháp luật bảo vệ lại nảy sinh nhiều vấn đề. Hôm nay, hãy cùng Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật tìm hiểu xem pháp luật hiện hành của nước ta điều chỉnh khía cạnh này như thế nào!

Vi phạm điều kiện kết hôn

Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình định nghĩa:

"Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (khoản 7).

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (khoản 5)."

Khoản 1 Điều 9 Luật trên quy định:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

► Như vậy, nam nữ có thể tự nguyện sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nhưng pháp luật nước ta không công nhận giá trị pháp lý của nó.

Hậu quả của hôn nhân không đăng ký hoặc “sống thử”

Pháp luật quy định trường hợp này tại Điều 14, 15, 16 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trong trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

► Từ đây có thể thấy, dù không công nhận giá trị pháp lý của hôn nhân không đăng ký, pháp luật vẫn bảo toàn quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong cuộc hôn nhân này, đặc biệt chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

Nếu cần tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu, xin liên hệ chúng tôi:

Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật

105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM

0888 678 929 - 0943 151 979

Liên hệ tư vấn

0901 878 296