Thế nào là kết hôn trái luật?

Nam, nữ khi kết hôn phải đáp ứng điều kiện tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu không sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

Kết hôn trái luật là gì? Gồm những trường hợp nào?

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, pháp luật cấm các trường hợp sau đây:

 - Kết hôn giả tạo.

- Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.

- Người đang có vợ, chồng mà kết hôn/chung sống với người khác như vợ chồng.

- Những người có các mối quan hệ sau đây mà kết hôn với nhau: Cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, cha mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…

- Yêu sách của cải trong kết hôn.

Đồng thời, về điều kiện kết hôn, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, điều kiện là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; nam, nữ tự nguyện kết hôn với nhau; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự…

Do đó, nếu các trường hợp vi phạm các quy định nêu trên hoặc thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì sẽ bị coi là kết hôn trái hôn.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì việc kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật: Kết hôn vi phạm về tuổi; sự tự nguyện của hai bên; giữa người mất năng lực hành vi dân sự; thuộc trường hợp bị cấm và giữa những người cùng giới tính.

Liên hệ tư vấn

0901 878 296