Khi thuộc một trong những trường hợp sau đây, người mẹ sẽ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con:
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.(Khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ)
– Theo nguyện vọng của con muốn được mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. (khoản 2, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
– Cha bị Tòa án hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên theo Điều 85 , trường hợp này sau khi ly hôn người mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con trừ trường hợp người mẹ từ chối nuôi dưỡng theo Điểm b, Khoản 2, Điều 87 Luật HNGĐ 2014.
– Theo quyết định của Tòa án: Tòa án sẽ quyết định giao con cho mẹ nuôi dưỡng sau khi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (Khoản 2, Điều 81 Luật HNGĐ 2014).
– Cha không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;
– Sau khi con được giao cho mẹ, người cha có quyền, nghĩa vụ thăm nom con, trừ trường hợp cha bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con;
– Cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.(Khoản 2, Điều 82 Luật HNGĐ);
– Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 84 Luật HNGĐ 2014).
Trên đây là nội dung chia sẻ của Nam Luật về quyền nuôi con của người mẹ sau khi ly hôn. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn, các bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi là 0888 678 929, luật sư chuyên lĩnh vực hôn nhân gia đình của Nam Luật sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể để lại thông tin tư vấn ở form liên hệ tư vấn bên dưới, luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ đến bạn và tư vấn cho bạn sớm nhất ngay nhận được thông tin của bạn để lại. Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho khách hàng 24/7, kể cả thứ 7 và chủ nhật.
Rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ giải quyết vấn đề vướng mắc của bạn!