Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Khi phát hiện hiện trạng kết hôn trái pháp luật, chúng ta muốn hủy kết hôn thì lúc này ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Sẽ có lời giải đáp bên dưới đây cho bạn.

 Trong cuộc sống, không ít trường hợp chúng ta bắt gặp việc kết hôn trái pháp luật như tảo hôn; người đã có gia đình mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc ngược lại; cưỡng ép kết hôn,… Hôm nay, hãy cùng Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật tìm hiểu vấn đề này dưới góc độ pháp lý.

Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam quy định: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bằng cách:

  • Tự mình yêu cầu hoặc
  • Thông qua cá nhân, tổ chức sau đây:
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Các cá nhân, tổ chức liệt kê ở trên còn có quyền chủ động yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không cần thông qua người bị vi phạm điều kiện kết hôn trong trường hợp:

  1. Nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn (Nam không đủ 20 tuổi; nữ không đủ 18 tuổi);
  2. Một trong hai hoặc cả hai người mất năng lực hành vi dân sự (Mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, …);
  3. Thuộc trường hợp cấm kết hôn, gồm:
    • Kết hôn giả tạo;
    • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
    • Người đang có vợ, chồng mà chung sống hoặc kết hôn với người khác;
    • Chưa có vợ, chồng nhưng chung sống hoặc kết hôn với người đã có gia đình;
    • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Vậy nếu chúng ta phát hiện trường hợp kết hôn trái pháp luật, nhưng lại không có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn đó thì sao? Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Với chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn rõ hơn về vấn đề ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bạn đang tìm hiểu. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ đến Nam Luật hoặc để lại thông tin liên hệ bên dưới, luật sư hôn nhân gia đình của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn!

=> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn chuyên nghiệp

Liên hệ tư vấn

0901 878 296