Thủ tục khai nhận di sản không có di chúc

Thủ tục khai nhận di sản không có di chúc được quy định tại luật khai nhận di sản thừa kế, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, thủ tục khai nhận di sản không có di chúc sẽ được thực hiện về các phương diện như sau:

Về thứ tự người thừa kế theo quy định pháp luật

Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai: gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết (nếu người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại).

Hàng thừa kế thứ ba: gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.

Thủ tục khai nhận di sản không có di chúc

Về sự phân chia thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Về thủ tục khai nhận di sản không có di chúc

Để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, trước hết cần phải họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005). Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế, người nhận di sản thừa kế cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật công chứng 2014.

Về hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm có những giấy tờ cần thiết sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch

– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo)

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân

– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế di sản

– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Lưu ý: Sau khi đã khai nhận di sản thừa kế thì người nhận di sản thừa kế cần làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có) để hợp thức hóa quyền sở hữu của mình đối với phần di sản được thừa kế.

Với chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục khai nhận di sản không có di chúc. Nếu còn gì vướng mắc, cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy gọi đến hotline 0888 678 929 – 0943 151 979 của Công ty luật PGL Nam Luật, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và tận tình cho bạn!

Liên hệ tư vấn

0901 878 296