Hậu quả của việc mua bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng

Đa số các trường hợp mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng là khi nhà, đất chưa đủ điều kiện để mua bán theo thủ tục công chứng thông thường. Cụ thể sẽ được Nam Luật trình bày dưới đây.

Hiện nay, việc mua bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng càng ngày phổ biến ở một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các trường hợp mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng là khi nhà, đất chưa đủ điều kiện để mua bán theo thủ tục công chứng thông thường. Vậy hình thức trên có những rủi ro và hậu quả như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hậu quả của việc mua bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng

Vi bằng là gì? Giá trị của vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) thì:

“1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.

Như vậy, vi bằng hoàn toàn khác với văn bản công chứng, chứng thực về bản chất và thẩm quyền xác lập. Hơn nữa, Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…Vậy mà hiện nay vẫn không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng công chứng Thừa phát lại”, hiểu như vậy là sai lầm.

Hậu quả pháp lý khi mua nhà qua hình thức vi bằng

Pháp luật quy định “Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản” bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực.

Do đó có thể thấy, thứ nhất việc mua bán nhà đất bằng hình thức lập vi bằng là vi phạm pháp luật và đương nhiên sẽ không thể thực hiện thủ tục sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Thứ hai, đa phần nhà đất mua qua hình thức lập vi bằng là nhà đất chưa đủ điều kiện mua bán, do đó nếu không qua thủ tục mua bán thông thường người mua sẽ không hề hay biết những vấn đề như:

  • Bên bán không đủ tư cách pháp lý;
  • Nhà, đất thuộc khu vực bị quy hoạch;
  • Nhà đất có tranh chấp;
  • Sai lệch về vị trí, diện tích, mục đích sử dụng đất…

Thứ ba, việc mua nhà đất qua vi bằng như phân tích ở trên sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp kéo dài, nhiều trường hợp không những không được công nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất mà còn bị mất một số tiền rất lớn do không đòi lại được.

Thực tế cho thấy, do thiếu am hiểu về pháp luật và vì cái lợi trước mắt khi việc mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng sẽ nhanh hơn, và rẻ hơn do không phải đóng thuế, phí… mà nhiều người chấp nhận mua nhà qua hình thức lập vi bằng. Nhận thức như vậy là sai lầm và rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều rủi ro như đã phân tích ở trên. Chính vì vậy, để an toàn thì trước khi mua nhà đất, người dân nên tìm hiểu kỹ lưỡng và nên mua bán nhà đất thông qua việc công chứng, chứng thực theo đúng quy định.

Hậu quả của việc mua bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng

Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về việc mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng từ luật sư nhà đất, bạn có thể gọi đến Công ty luật Nam Luật của chúng tôi, luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình.

Liên hệ tư vấn

0901 878 296