Nhập khẩu, kinh doanh mỹ phẩm giả và lậu có thể bị phạt tới hàng trăm triệu đồng!

Hiện nay, rất nhiều người chuộng mua mỹ phẩm “xách tay” trên internet, mạng xã hội vì giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi,… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm trong số đó tiềm ẩn nguy cơ là hàng không rõ xuất xứ, không phải hàng chính hãng, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nhiều gian thương vì hám lợi mà kinh doanh bất chấp sức khỏe con người. Họ không biết hoặc cố tình mặc kệ, rằng hành vi của họ có thể bị chế tài của pháp luật lên tới hàng trăm triệu đNhập khẩu, kinh doanh mỹ phẩm giả và lậu có thể bị phạt tới hàng trăm triệu đồng!ồng!

Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP  quy định mức phạt gấp đôi so với mức phạt dưới đây trong trường hợp mua bán mỹ phẩm giá:

“Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với buôn bán mỹ phẩm giả lên tới 140.000.000 đồng.

Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định mức phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh, cố ý vận chuyển, tàng trữ, giao nhận mỹ phẩm nhập lậu, mức phạt gấp đôi so với mức phạt ở dưới:

“1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, mức phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh, cố ý vận chuyển, tàng trữ, giao nhận mỹ phẩm nhập lậu lên tới 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả tương ứng với vi phạm hành chính, như tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, buộc tiêu hủy tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả, Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

yes Hy vọng những chia sẻ pháp lý trên đây hữu ích đối với quý khách hàng. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu, xin liên hệ chúng tôi:

Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật

105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM

0888 678 929 - 0943 151 979

Liên hệ tư vấn

0901 878 296