Không biết chữ, làm sao để ký Hợp đồng?

Hợp đồng dân sự là một giao dịch khá phổ biến diễn ra tỏng cuộc sống, trong đó hợp đồng bằng văn bản là loại được nhiều người sử dụng nhất vì tính chất pháp lý về mặt hình thức được đảm bảo.

Có thể thấy, việc ký vào hợp đồng không phải là yêu cầu bắt buộc khi các bên giao kết hợp đồng cũng như để xác định thời điểm giao kết hoặc xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Do đó, việc các bên ký trong hợp đồng thể hiện sự đồng thuận cũng như chấp thuận các giao kết đã nêu trong hợp đồng. Vậy vấn đề đặt ra là người không biết “ký” vào hợp đồng như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự nêu rõ: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng bắt buộc phải công chứng thì các bên phải thực hiện theo quy định này. Về việc ký tên trong hợp đồng công chứng tại Điều 48 Luật Công chứng quy định như sau:

- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên;

- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Không biết chữ, làm sao để ký Hợp đồng?

Theo quy định này, người yêu cầu công chứng được điểm chỉ thay cho việc ký trong hợp đồng công chứng nếu người này không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký. Như vậy, có thể thấy, việc ký vào hợp đồng không phải là yêu cầu bắt buộc khi các bên giao kết hợp đồng cũng như để xác định thời điểm giao kết hoặc xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Do đó, người không biết chữ hoàn toàn có quyền giao kết hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy, việc ký vào hợp đồng không phải là yêu cầu bắt buộc khi các bên giao kết hợp đồng cũng như để xác định thời điểm giao kết hoặc xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Do đó, người không biết chữ hoàn toàn có quyền giao kết hợp đồng.

Khi điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, người điểm chỉ phải sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không sử dụng được ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu hai ngón này đều không thể điểm chỉ được thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Đặc biệt: Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng;

- Do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

Như vậy, người không biết chữ khi giao kết hợp đồng thì không nhất định phải ký tên và nếu công chứng thì có thể thay việc ký bằng điểm chỉ.

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về việc giao kết hợp đồng trong trường hợp không biết chữ. Nếu có thắc mắc về các vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

???? Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật
???? 105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM
☎️ 0888 678 929 - 0943 151 979
 

Liên hệ tư vấn

0901 878 296