Đòi nợ thuê dưới gốc nhìn pháp luật

Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Khai tử đòi nợ thuê từ ngày 01/1/2021

Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Như vậy, dịch vụ đòi nợ sẽ chính thức bị đã chính thức bị khai tử từ ngày này.

Đòi nợ thuê dưới gốc nhìn pháp luật

Đòi nợ thuê sẽ bị phạt nặng đến 160 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện dịch vụ này. Như phân tích ở trên, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề, dịch vụ bị cấm kinh doanh từ ngày 01/01/2021. Do đó, từ 2021, nếu ai còn kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị phạt nặng lên đến 80 triệu đồng đối với cá nhân và lên đến 160 triệu đồng với tổ chức vì mức phạt sẽ được áp dụng gấp đôi cá nhân vi phạm.

Vậy làm thế nào đòi nợ mà không cần dịch vụ đòi nợ thuê?

Việc sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê thực chất cũng chỉ là một cách thức, biện pháp để thu hồi nợ và thực tế, và đây cũng không phải biện pháp thu hồi nợ mang tính phổ biến nhất. Pháp luật hiện hành của chúng ta đã có đầy đủ các quy định pháp lý cần thiết, để các tổ chức và cá nhân có thể thu hồi nợ, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát sinh các khoản công nợ trong các giao dịch dân sự, kinh doanh – thương mại,...

Theo đó, khi bên vay nợ không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Do đó, người cho vay có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu người vay trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi (nếu có).

Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

- Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ:

Đơn khởi kiện đòi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung đòi nợ…

Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ:

- Đơn khởi kiện;

- Bản sao hợp đồng vay, giấy vay (nếu có);

- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân/…

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ đến Tòa: Lúc này người cần nộp có thể chọn hình thức nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

- Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.

+ Lưu ý: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền có thời hạn lên đến 03 năm (theo Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Khi nhận thấy người vay tiền có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành): Tội này có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự): Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Đòi nợ thuê dưới gốc nhìn pháp luật

Trên đây là nôi dung tư vấn về đòi nợ thuê của Công ty Luật PGL Nam Luật, để được tư vấn pháp lý, hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính từ A đến Z một cách chi tiết và chính xác để tiết kiện thời gian và mang lại hiệu quả cao nhất, bạn có thể gọi đến công ty của chúng tôi quá số 0888 678 929.

Liên hệ tư vấn

0901 878 296