Danh dự có giá bao nhiêu?

Danh dự có giá bao nhiêu có bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình khi báo chí hiện nay thương đăng về những hình vi xúc phạm danh dự.

Danh dự có giá bao nhiêu?

Danh dự có giá bao nhiêu?

Gần đây, mạng xã hội đưa tin về việc bà Lê Thị Giàu - chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây  khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng - chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam để đòi bồi thường danh dự. Trong nội dung thông báo thụ lý vụ án tuy không thể hiện số tiền yêu bồi thường cụ thể là bao nhiêu nhưng theo thông tin từ báo chí truyền thông đưa tin số tiền mà bà Giàu yêu cầu bồi thường lên đến 1000 tỷ đồng. Vậy câu hỏi hỏi đặt ra là danh dự có giá bao nhiêu và hiện nay pháp luật quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi này, Công ty Luật TNHH PGL Nam Luật chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

Theo quy định của pháp luật thì việc khởi kiện để yêu cầu bồi thường danh dự, nhân phẩm là việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 584 của BLDS 2015. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, bất kỳ công dân nào cảm thấy danh dự và nhân phẩm của mình bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật của người khác thì có quyền yêu cầu bồi thường. Vậy số tiền yêu cầu bồi thường được tính như thế nào và căn cứ vào đâu?

Việc bồi thường thiệt hại phải được xác định dựa trên thiệt hại thực tế về tài sản và tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Theo đó:

- Thiệt hại về tài sản: những thiệt hại này phải cân, đo, đong, đếm được. Tức là phải định lượng và định giá được bằng tiền. Việc chứng minh thiệt hại này phải có căn cứ như các giấy tờ, hóa đơn hoặc những chứng cứ khác để chứng minh thiệt hại.

- Thiệt hại về tinh thần: Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại vô hình, tuy nhiên vẫn có thể cân, đo, đong, đếm được. Đứng dưới góc độ bồi thường thiệt hại thì vẫn phải định lượng, định giá ra một con số cụ thể để có căn cứ yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần. nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Vậy mức bồi thường thiệt hại tối đa về tinh thần là 14.490.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy không có một con số cụ thể nào để định giá cụ thể và cố định cho danh dự. Con số này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại nhiều hay ít và những thiệt hại này phải được định lượng và quy đổi ra một con số nhất định. Và một điều nữa, khi khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự thì bên khởi kiện phải có trách nhiệm chứng minh thiệt hại chứ không phải yêu cầu bao nhiêu cũng được Tòa án chấp nhận.

Danh dự có giá bao nhiêu?

Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề danh dự có giá bao nhiêu trường hợp yêu cầu bồi thường về danh dự, nhân phẩm. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về trường hợp của bạn hãy gọi đến hotline 0888 678 929 – 0943 151 979 của Công ty PGL Nam Luật, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và tận tình cho bạn!

=> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn

Liên hệ tư vấn

0901 878 296