Chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay hình thức tổ chức chơi hụi diễn ra trên địa bàn cả nước và đang càng ngày càng gia tăng trong đời sống nhân dân. Vậy chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Chơi hụi là một hình thức huy động vốn, tương trợ lẫn nhau được hình thành lâu đời ở nước ta. Đồng thời với đó là thực trạng số tiền các bên tham gia chơi hụi cũng ngày càng tăng lên, nhiều khi lên đến con số hàng tỷ đồng. Có rất nhiều vụ “giật hụi”, “vỡ hụi” được thông tin trên tivi, báo đài khiến người dân lao đao. Vậy chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Vậy chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Bằng việc dành hẳn một Nghị định để quy định, hướng dẫn thì việc chơi hụi là hình thức được nhà nước thừa nhận là cho phép hoạt động. Trong đó, việc chơi hụi được thực hiện dưới 02 hình thức bao gồm: hụi có lãi suất và hụi không có lãi suất. Vì đây là giao dịch về tài sản nên lãi suất (nếu có) của hình thức chơi hụi phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự, cụ thể thì mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Hai bên trong giao dịch này là thành viên và chủ hụi, pháp luật quy định điều kiện để trở thành hai đối tượng này như sau:

- Điều kiện làm thành viên: Thành viên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Ngoài ra cần đáp ứng điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

- Điều kiện làm chủ họ: Chủ họ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.

Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.

Ngoài ra cần đáp ứng điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Nguyên tắc tổ chức

Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì việc tổ chức hụi phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;

+ Mục đích của việc tổ chức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia;

+ Nghiêm cấm thực hiện hành vi lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động nguồn vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thỏa thuận về dây hụi

Các thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản, kể cả việc sửa đổi, bổ sung sau khi đã ban hành văn bản thỏa thuận. Theo quy định của pháp luật thì văn bản thỏa thuận về dây hụi không cần công chứng, chứng thực nhưng nếu các bên có yêu cầu thì vẫn có thể thực hiện. Trong văn bản thỏa thuận về dây hụi phải đảm bảo các nội dung bắt buộc phải có như sau:

+ Thông tin cá nhân của chủ họ bao gồm: họ và tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú;

+ Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

+ Phần đóng góp hụi; phương thức góp, lĩnh hụi.

+ Thời gian diễn ra dây họ, thời gian của kỳ mở hụi;

– Các nội dung có thể thỏa thuận thêm:

+ Lãi suất (chỉ áp dụng đối với hụi có lãi); mức hoa hồng của chủ họ được hưởng (áp dụng với hụi có hưởng hoa hồng);

+ Giao phần hụi cho thành viên;

+ Việc ký quỹ hoặc các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ khác của chủ hụi.

+ Thỏa thuận về phương thức, điều kiện, thời điểm gia nhập, rút khỏi dây hụi, chấm dứt dây hụi.

+ Trách nhiệm của chủ hụi, thành viên khi vi phạm nghĩa vụ và các nội dung khác. 

Như vậy, chơi hụi chỉ là hình thức tổ chức tài chính của người dân phù hợp quy định của pháp luật và những người tham gia chơi hụi cần chú ý tuân thủ các quy định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chơi hụi chỉ vi phạm pháp luật trong trường hợp việc tổ chức hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi. Tùy thuộc vào hành vi vi phạm mà cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cấu thành Tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật hình sự.

Chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề chơi hụi có vi phạm pháp luật không. Dù bạn ở bất kỳ nơi đâu và vào thời gian nào, chỉ cần gọi điện thoại về hotline tư vấn: 0888 678 929 - 0943 151 9792 của Nam Luật, mọi vướng mắc pháp lý của Quý khách dù nhỏ nhất cũng được đội ngũ luật sư tư vấn tận tình. Đặc biệt, dịch vụ luật sư của chúng tôi phục vụ khách hàng 24/7.

Liên hệ tư vấn

0901 878 296