NHỮNG LỖI VI PHẠM GIAO THÔNG THƯỜNG GẶP VÀ MỨC PHẠT MỚI ÁP DỤNG TỪ 1/1/2025

  • 18/04/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đồng thời quy định về việc trừ điểm, phục hồi điểm trên giấy phép lái xe. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, mang đến nhiều thay đổi quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

NHỮNG LỖI VI PHẠM GIAO THÔNG THƯỜNG GẶP VÀ MỨC PHẠT MỚI ÁP DỤNG TỪ 1/1/2025

Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức xử phạt mới

1. Không thắt dây đai an toàn

Người điều khiển xe ô tô không thắt dây đai an toàn khi xe đang chạy trên đường, hoặc chở người không thắt dây đai an toàn tại các vị trí có trang bị sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe ô tô

Một trong những vi phạm phổ biến nhưng nguy hiểm là vừa điều khiển ô tô vừa sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử cầm tay. Với hành vi này, người vi phạm sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.

3. Mở cửa xe, dừng đỗ, quay đầu xe sai quy định

Việc mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn hoặc dừng, đỗ, quay đầu xe gây ùn tắc giao thông cũng bị xử phạt trong khoảng 4-6 triệu đồng.

4. Không chấp hành đèn tín hiệu, đi ngược chiều (ô tô)

Hành vi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông hoặc đi ngược chiều trên đường dành cho xe ô tô sẽ bị xử phạt nặng, từ 18 triệu đến 20 triệu đồng.

5. Lỗi vi phạm đối với xe máy, xe gắn máy

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy phạm các lỗi sau sẽ bị xử phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng:

- Đi ngược chiều.

- Lưu thông trên vỉa hè (trừ trường hợp đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan).

- Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

Quản lý và sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm giao thông

Ngoài các quy định xử phạt, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 về quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Theo đó, kinh phí thu được sau khi nộp vào ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ để đảm bảo cho các hoạt động:

- An toàn giao thông.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng chức năng.

Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này phải tuân thủ theo nguyên tắc công khai, minh bạch và đúng mục đích, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn giao thông cho toàn xã hội.

Liên hệ tư vấn

0901 878 296