– Chỉ duy nhất Thừa phát lại được lập vi bằng, ghi nhận sự kiện, hành vi trong đời sống cộng đồng; vi bằng được dùng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
– Tống đạt văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án;
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo khoản 3 điều 2, nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Theo cách dễ hiểu và thực tế, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại sự kiện, hành vi lập vi bằng mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
Vi bằng và lập vi bằng của thừa phát lại được quy định như thế nào?
– Vi bằng là văn bản, phải do chính thừa phát lại lập, không được ủy quyền, không được nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng, hoặc không được lập vi bằng thông qua lời mô tả của người khác.
– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nôi dung của văn bản.
– Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập.
– Vi bằng do thừa phát lại lập đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.
– Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài, việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
– Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng, nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại văn phòng công chứng thì hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là tập hợp các chứng thư về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.
– Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp trường hợp người khác có nhờ chúng ta làm chứng cho một giao dịch hay một sự việc cụ thể (ví dụ làm chứng cho di chúc miệng, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc…) Khi phát sinh tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp được mời tới với tư cách người làm chứng. Chúng ta sẽ mô tả lại những việc đã chứng kiến có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, lời chứng của chúng ta dù chính xác, đúng sự thật hay không còn phụ thuộc vào cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét, đối chất, kiểm tra. Nhưng vi bằng của thừa phát lại khi lập ghi nhận sự kiện, hành vi, mà sự kiện, hành vi đó được mô tả bằng văn bản, có quay phim, ghi âm, ghi hình. Vi bằng đó phải được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 03 ngày kể từ ngày lập.
1. Lập vi bằng làm chứng cứ:
Ghi nhận sự kiện, hành vi làm chứng cứ trước Tòa hoặc làm cơ sở để thực hiện các giao dịch, quan hệ pháp lý khác:
2. Lập vi bằng ghi nhận giao tiền, tài sản, nhà đất:
+ Để thực hiện việc vay mượn; mua bán, chuyển nhượng nhà đất, tài sản;
+ Để thực hiện việc mua bán nhà, đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về sau.
3. Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, thông báo:
+ Khi cần giao thông báo đòi nhà, đòi nợ, thông báo quyền ưu tiên mua… làm điều kiện để khởi kiện trước Tòa hoặc làm cơ sở để thực hiện các giao dịch, quan hệ pháp lý khác
+ Đối với công ty, có thể lập vi bằng việc giao thông báo mời họp hội đồng quản trị, họp hội đồng kỷ luật, quyền ưu tiên mua phần vốn góp…
4. Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình, tài sản:
+ Khi Nhà liền kề xây dựng, lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà mình làm cơ sở để thương lượng, khởi kiện để bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có);
+ Trước khi xây dựng nhà: cần lập vi bằng hiện trạng nhà liền kề làm cơ sở để thương lượng, khởi kiện để bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có);
+ Trước khi cho thuê nhà, đất; nhận nhà, đất thuê: làm cơ sở để giải quyết, thương lượng khi phải trả lại nguyên trạng căn nhà khi chấm dứt hợp đồng thuê.
+ Khi chủ thầu xây dựng ngưng không tiếp tục thi công, làm cơ sở để yêu cầu đơn vị khác thi công và giải quyết tranh chấp.
5. Lập vi bằng ghi nhận mở khóa, thu hồi nhà, kiểm kê tài sản:
+ Khi bên thuê nhà, tài sản… vi phạm nghĩa vụ mà xét thấy cần sớm thu hồi tài sản, tiếp tục khai thác để hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật.
+ Khi Thu giữ tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp;
+ Khi người thuê nhà, sạp/kiốt vi phạm nghĩa vụ buộc phải trả nhà, sạp/kiốt theo Thỏa thuận;
+ Khi người thuê nhà, sạp/kiốt vi phạm nghĩa vụ đã bỏ đi đâu không rõ…
6. Lập vi bằng ghi nhận nội dung trên Internet: Email, Facebook,…:
+ Khi cá nhân bị nói xấu trên internet;
+ Khi Doanh nghiệp bị ăn cắp bản quyền, nói xấu, xâm phạm sở hữu trí tuệ…
+ Khi cần xác nhận nguồn dữ liệu, thông tin đang tồn tại trên internet…
7. Lập vi bằng ghi nhận, xác nhận nội dung họp, cam kết, lập thỏa thuận,… :
+ Sự kiện họp Hội đồng quản trị, họp hội đồng kỷ luật, Đại hội đồng cổ đông của công ty…
+ Sự kiện họp gia đình, họp Gia tộc… để quyết định những vấn đề quan trọng về tài sản, thực hiện quyền và nghĩa vụ…
+ Sự kiện họp nhằm thống nhất, xác nhận các nội dung giữa các bên để thực hiện quyền, nghĩa vụ…
8. Các nội dung khác:
+ Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản trái pháp luật, nhà đất lấn chiếm;
+ Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, giao hàng kém chất lượng;
+ Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xác nhận ô nhiễm, tiếng ồn…
+ Xác nhận sự chậm trễ trong xây dựng; nghiệm thu công trình;
+ Xác nhận hành vi trái pháp luật về tin học, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác;
+ Xác nhận tình trạng thiệt hại của các cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
+ Xác nhận việc từ chối công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
+ Ghi nhận đến hạn không trả tiền, trả nhà, va chạm giao thông để bồi thường;
+ Xác nhận sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật…
Toàn bộ quá trình lập Vi bằng được ghi nhận một cách khách quan, trung thực và được văn phòng chụp hình, quay phim đính kèm Vi bằng. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp Tp.HCM.
Khách hàng có yêu cầu thỏa thuận với thừa phát lại tùy theo tính chất công việc.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi Quý khách có nhu cầu tư vấn và lập vi bằng, tư vấn thừa phát lại, dịch vụ lập vi bằng thừa pháp lại Nam luật cam kết uy tín, chất lượng và giá cả tốt hàng đầu tại TPHCM.