Hỏi đáp thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi di sản đang bị thế chấp ngân hàng như thế nào?

Hỏi:

Vợ chồng tôi có một mảnh đất đang thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Chồng tôi mất (sau khi thế chấp). Tôi muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, ra văn phòng công chứng hỏi thì họ hướng dẫn phải giải chấp sổ đỏ thì mới công chứng khai nhận thừa kế được. Tuy nhiên phía ngân hàng yêu cầu phải có văn bản khai nhận thừa kế hoặc là văn bản ủy quyền của những người hưởng thừa kế về việc trả nợ ngân hàng và nhận sổ đỏ khi ngân hàng trả.
Vợ chồng tôi chưa có con, bố mẹ chồng tôi đã làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Tôi phải làm như thế nào để sang tên sổ đỏ được?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi di sản đang bị thế chấp ngân hàng

Trả lời:

Đối với trường hợp của chị, cần phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế của chồng chị tại tổ chức hành nghề công chứng xong thì mới chuyển quyền sử dụng toàn bộ thửa đất đó sang cho bà được. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo quy định của Luật công chứng (Điều 58).
Tuy nhiên, để khai nhận di sản thừa kế của chồng chị thì phải xuất trình được bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng (Điều 40, 41 Luật công chứng). Do đó, trong trường hợp này, chị cần trả xong khoản vay tại ngân hàng, làm xong thủ tục xóa đăng ký thế chấp thì mới có thể đem bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng.

Hi vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn rõ hơn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi di sản đang bị thế chấp ngân hàng. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về trường hợp của bạn, hãy gọi đến hotline 0888 678 929 – 0943 151 979 của Nam Luật, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và tận tình cho bạn!

ĐƯỢC BA CHO TIỀN MUA XE Ô TÔ, KHI LY HÔN CÓ BỊ CHIA TÀI SẢN KHÔNG ?

"Tôi và chồng kết hôn được 05 năm, nhưng không còn hạnh phúc, nên tôi muốn ly hôn. 02 năm trước, ba tôi có kêu tôi đến nhà (chỉ một mình tôi) và cho riêng tôi 1 tỷ để mua một chiếc xe ô tô, để thuận tiện cho việc đưa rước cháu ngoại. Nhưng lúc đó tôi không nói cho chồng biết, chỉ nói là tiền của tôi mua. Vậy khi ly hôn, xe ô tô của tôi có bị đem ra chia tài sản không?"

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật sư của Công ty PGL Nam Luật.

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ một số trường hợp nhất định); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp “ba tôi có kêu tôi đến nhà (chỉ một mình tôi) và cho riêng tôi 1 tỷ”.

Do đó: Nếu bạn có căn cứ để chứng minh số tiền mà bạn dùng mua ô tô là được ba của bạn cho riêng một mình bạn (không có liên quan gì đến chồng bạn) trong thời kỳ hôn nhân thì chiếc xe ô tô này sẽ được xác định là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân.

Đồng nghĩa, nó không được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân. Nên trường hợp vợ chồng bạn phát sinh mâu thuẫn và phải đưa nhau ra tòa ty hôn thì chiếc xe này sẽ không được tính là tài sản chung để chia cho chồng bạn khi ly hôn.

Vậy việc chứng mình có tài sản đó như thế nào? Hãy liên hệ dịch vụ Luật sư của Công ty PGL Nam Luật để được tư vấn, hỗ trợ và giải quyết nhanh nhất mọi khó khăn của bạn.

Trân trọng!

???? Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật
???? 105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM
☎️ 0888 678 929 - 0943 151 979
 
 

Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con có được xem là di chúc không?

Gia đình tôi có 3 anh chị em. Năm 2016, bố tôi có viết giấy ủy quyền sử dụng đất cho tôi-con trai út, cuối tờ giấy có ghi “nếu sau này các con tôi có gây khó dễ cho đứa con trai út thì nhờ chính quyền can thiệp”. Giấy này có chữ ký của cha tôi (người viết giấy), chữ ký người bán đất cho cha tôi (vì đất chưa có sổ đỏ), mẹ tôi và 02 người anh em còn lại. Năm 2018 thì bố tôi mất. Vậy tôi muốn hỏi là giấy ủy quyền đó có giá trị hay không và có thể được xem là di chúc không?

Luật sư tư vấn:

Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Về thời hạn ủy quyền có thể do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này.

4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Như vậy, khi bố của bạn chết thì hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó phải chấm dứt. Đồng nghĩa với việc bạn không còn nghĩa vụ để tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền nêu trên.

Thứ hai, theo quan điểm của chúng tôi thì việc xem giấy ủy quyền mà bố bạn để lại là di chúc thì không khả thi và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vì bản chất của ủy quyền sẽ phải chấm dứt khi người ủy quyền chết, khi đó giấy ủy quyền sẽ không còn giá trị để thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đang thắc mắc. Để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc Fanpage để được tư vấn chi tiết.

???? Công Ty Luật TNHH PGL Nam Luật
???? 105E Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP.HCM
☎️ 0888 678 929 - 0943 151 979

Liên hệ tư vấn

0901 878 296